Mặc dù đã ra mắt được nửa năm, tuy nhiên dòng ThinkPad T14 lại có vẻ ít được người ta nhắc đến trong thời gian vừa qua. Đây là một trong những chiếc máy đầu tiên trong dòng ThinkPad được công bố về sự thay đổi tên gọi, với mục đích thay đổi lại line-up sản phẩm, cũng như để tạo ra một khởi đầu mới cho những dòng máy tính ThinkPad của mình, nhất là khi Lenovo đã gộp chung các máy tính ThinkPad sử dụng cả chip Intel và chip AMD vào với nhau.
Vậy thì, ở phiên bản T14 sử dụng những con chip tới từ AMD, chúng sẽ có gì vượt trội, hay tồn đọng những nhược điểm gì so với phiên bản Intel?
Trước hết vẫn là về những điểm chung
Thiết kế – Đơn giản, vững vàng theo năm tháng
Nhìn chung, ThinkPad T14 hay T14 gen 1 không có quá nhiều khác biệt so với ThinkPad T490 vào năm ngoái. Phần vỏ máy vẫn được làm bằng vật liệu nhựa kết hợp với sợi thủy tinh, với phần khung được gia cố bằng magnesium xung quanh. Máy được phủ lên một lớp soft-touch mang trải nghiệm cao cấp. Có lẽ đúng là cái gì không tốt thì cũng không nên thay đổi quá nhiều.
Phần viền màn hình cũng được làm mỏng, nhằm nâng cao trải nghiệm sử dụng, cũng như giảm kích thước tổng thể của máy. Bản lề của máy vẫn theo lối thiết kế quen thuộc, dàn đều về 2 bên, mang cảm giác chắc chắn. Lẽ dĩ nhiên, dòng laptop ThinkPad luôn được thiết kế với độ bền cực cao, nên không có gì lấy làm lạ nếu như nói máy mang cảm giác chắc chắn cả, dù ở bất cứ thành phần nào.
Dù tách riêng ra hai phiên bản là Intel và AMD, thiết kế vẫn được hãng giữ nguyên.
Bàn phím và Touchpad
Như mọi chiếc Laptop ThinkPad, bàn phím trên T14 có hành trình phím tốt, keycaps được bo cong giúp giảm đáng kể việc mỏi tay khi phải gõ nhiều. Khoảng cách các phím được bố trí hợp lý, tối ưu hoá cho những ai hay phải sử dụng bàn phím laptop để làm việc. Lenovo cũng thay đổi 3 phím chức năng của chiếc máy sang các tổ hợp phím hỗ trợ công việc đàm thoại.
Touchpad trên chiếc ThinkPad T14 được phủ một lớp nhựa sần lên trên, diện tích touchpad được làm vừa phải. Nút chuột có độ phản hồi tốt, âm thanh phát ra êm. Với việc được trang bị Windows Precision Driver, các cử chỉ cũng như phản hồi từ touchpad đều hoàt động mượt mà và chính xác.
Trackpoint luôn cho độ chính xác cao, thao tác một tay dễ dàng. Ba nút chuột bổ trợ phản hồi tốt, tuy nhiên lại có hành trình khá nông, đôi khi gây khó khăn cho người dùng.
Điểm chung là vậy, còn những điểm khác biệt thì sao?
Khác biệt về hiệu năng
AMD đã có sự bứt phá ngoạn mục trong thời gian qua ở lĩnh vực vi xử lý. Việc đưa dòng chip Ryzen 4000 với tiến trình 7nm lên phủ rộng tất cả các phân khúc laptop cho thấy các hãng máy tính, đặc biệt là Lenovo, đã rất tin tưởng vào hãng phần cứng này. ThinkPad T14 phiên bản AMD được trang bị dòng chip Ryzen PRO, với sự tinh chỉnh về khả năng bảo mật, cũng như tính ổn định khi hoạt động lâu dài. Lenovo chỉ đưa ra 2 tuỳ chọn là Ryzen 5 PRO 4650U và Ryzen 7 PRO 4750U, nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất về hiệu năng đối với người dùng. Điểm đáng nói ở đây, dù là dòng chip tiết kiệm điện và được đặt trên một chiếc laptop, AMD vẫn đưa vào hai con chip này công nghệ siêu phân luồng, với số nhân/luồng trên Ryzen 5 PRO và Ryzen 7 PRO lần lượt là 6 nhân/12 luồng và 8 nhân/16 luồng, trong khi tất cả các CPU trên phiên bản Intel chỉ có 4 nhân và 8 luồng. Cùng với tiến trình 7nm hiện đại, tiết kiệm điện năng, với số nhân luồng vượt trội, T14 phiên bản Ryzen hoàn toàn áp đảo đối thủ Intel của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là Intel không trội hơn. Rõ ràng, hiệu năng đơn nhân vẫn luôn là ưu thế của Intel khi cho một mức xung ổn định, lâu dài, nhưng nếu như xét trên phương diện hiện nay khi các ứng dụng đang dần có xu hướng tận dụng đa nhân, có lẽ phiên bản AMD lại làm tốt hơn cả. Chưa hết, việc nhiệt độ luôn bị cao trên các dòng CPU sử dụng tiến trình 14nm++ của Intel, trong khi các dòng chip Ryzen lại luôn giữ được sự mát mẻ ngay cả khi sử dụng xung boost trong thời gian dài cũng là điểm để mà phiên bản AMD vượt trội hơn rồi.
Về hiệu năng đồ hoạ, một lần nữa AMD làm chủ cuộc chơi. Với card đồ hoạ tích hợp Radeon, T14 phiên bản AMD hoàn toàn bỏ xa đối thủ trong những tác vụ đồ hoạ. Tuy vậy, nếu như T14 AMD chỉ chạy RAM kênh đơn, hiệu năng đồ hoạ cũng sẽ sụt giảm đi đáng kể. Chưa hết, việc phiên bản T14 Intel có tuỳ chọn cao nhất sử dụng card đồ hoạ Nvidia MX330 cho hiệu năng tốt hơn cũng là điều mà AMD chưa làm được ở những card đồ hoạ tích hợp của mình. Nhưng nếu xét trên phương diện đây chỉ là một card đồ hoạ tích hợp, việc hiệu năng gần tương đương MX 330 cũng là điều rất đáng để tâm.
Với một hiệu năng rất tốt, cùng mức giá không quá cao cho phiên bản base (khoảng 20 triệu đồng), ThinkPad T14 AMD thực sự là lựa chọn rất phù hợp khi vừa tối ưu được chi phí lẫn hiệu năng rất tốt. Nhưng đổi lại, chiếc máy này phải đánh đổi những gì?
Trước hết là về giao thức kết nối. Tất nhiên, vì cùng là T14 nên cả hai phiên bản đều được trang bị 2 USB-A 3.2 Gen 1, 2 USB-C, 1 HDMI 1.4b, một jack tai nghe 3.5mm, một khe microSD, căn bản là vậy. Nhưng phiên bản AMD lại không hề được trang bị Thunderbolt 3 như T14 Intel. Cũng đúng vì đây là công nghệ độc quyền của Intel, cần phải có chipset riêng để xử lý. Giao thức Thunderbolt 3 sẽ giúp chiếc máy truyền dữ liệu lên tới 40Gb/s, cũng như có thể kết nối eGPU. Việc T14 phiên bản AMD không được hưởng những công nghệ này có lẽ là điểm trừ lớn nhất.
Ngoài ra, phiên bản T14 Intel còn có tuỳ chọn màn hình 4K HDR với công nghệ Dolby Vision kèm theo, trong khi đó phiên bản AMD lại không được trang bị tuỳ chọn này. Rõ ràng Lenovo vẫn có một sự ưu ái nhất định cho phiên bản Intel, khi trang bị tuỳ chọn màn hình tốt nhất cho phiên bản này, trong khi T14 AMD lại chịu thiệt thòi đôi chút.
Nhưng nếu xét trên khía cạnh hiệu năng trên giá thành, cũng như tối ưu hoá về nhiệt độ trong quá trình sử dụng, phiên bản T14 sử dụng dòng chip AMD lại thực sự tốt hơn hẳn, chưa kể cũng rất ít người có thể tận dụng được toàn bộ khả năng của Thunderbolt 3, trong khi USB-C đã đáp ứng đủ gần hết các nhu cầu cơ bản hiện nay rồi.
Tạm kết
Với hiệu năng xử lý đa nhân và xử lý đồ hoạ vượt trội, cùng thiết kế chắc chắn, giá thành hợp lý, ThinkPad T14 phiên bản AMD này hoàn toàn áp đảo phiên bản Intel gần như trong mọi mặt trận. Chỉ tiếc là AMD chưa triển khai giao thức PCIe 4.0 trên các cổng kết nối ngoại vi, nếu không đây sẽ là chiếc máy vô cùng toàn diện trong phân khúc doanh nhân cận cao cấp.
Đặc quyền khi mua Laptop tại Hitech shop
Khi mua sản phẩm Laptop tại Laptop Hitech bạn sẽ nhận ngay combo quà tặng giá trị lên đến 500.000đ, bảo hành sản phẩm dài từ 06 đến 36 tháng phần cứng cho các sản phẩm laptop được hỗ trợ bảo dưỡng và cài đặt phần mềm miễn phí.
Với sự thuận tiện của mua hàng, trả góp, thanh toán online và sự chuyên nghiệp của các đơn vị chuyển phát nhanh chỉ trong 1 thời gian ngắn đặt hàng trực tiếp từ web https://laptophitech.vn/ hoặc qua Fanpage : https://www.facebook.com/laptophitech.vn/ là bạn sẽ nhận được sản phẩm mình mong muốn.
Với chủ trương mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất, sản phẩm chất lượng nhất, hỗ trợ khách hàng nhanh nhất vậy nên bên shop hoàn toàn MIỄN PHÍ giao hàng tận nơi trong khu vực nội thành Hà Nội.
Là Tổng kho laptop giá rẻ tại Hà nội, với 12 năm phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin & sản phẩm công nghệ điện tử Shop LAPTOP HITECH tự tin sẽ mang lại cho khách hàng lòng tin, yên tâm tuyệt đối.
LAPTOP HITECH – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ BÁN HÀNG CỦA SHOP LAPTOP HITECH
Số 11 Ngõ 38 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
WEBSITE: https://laptophitech.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/laptophitech.vn/
Hotline tư vấn: 0833532222